Trí tuệ nhân tạo và những điều cần biết

Các ứng dụng của trí tuệ đang ngày càng phổ biến nhất là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đang phổ biến. Một trong những thành tựu và là đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là “Trí tuệ nhân tạo”. Tuy đã nghe nhiều, nhưng liệu bạn đã có đầy đủ kiến thức nhìn nhận về nó. Những thông tin sau đây có thể là những gì bạn đang tìm kiếm về cụm từ 4 chữ “Trí tuệ nhân tạo”.
1. Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo có nhiều ứng dụng trong cuộc sống


Định nghĩa trí tuệ nhân tạo: (AI: Artificial Intelligence) có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. AI là một bộ phận của khoa học máy tính và do đó nó phải được đặt trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc, có khả năng ứng dụng được của lĩnh vực này.
Nói nôm na cho dễ hiểu: đó là trí tuệ của máy móc được tạo ra bởi con người. Trí tuệ này có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi,… như trí tuệ con người. Xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn so với con người.

2. Nguồn gốc và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo

Nguồn gốc

Ý tưởng xây dựng một chương trình AI xuất hiện lần đầu vào tháng 10/1950, khi nhà bác học người Anh Alan Turing xem xét vấn đề “liệu máy tính có khả năng suy nghĩ hay không?”. Để trả lời câu hỏi này, ông đã đưa ra khái niệm “phép thử bắt chước” mà sau này người ta gọi là “phép thử Turing”. Phép thử được thực hiện dưới dạng một trò chơi. Theo đó, có ba đối tượng tham gia trò chơi (gồm hai người và một máy tính). Một người (người thẩm vấn) ngồi trong một phòng kín tách biệt với hai đối tượng còn lại. Người này đặt các câu hỏi và nhận các câu trả lời từ người kia (người trả lời thẩm vấn) và từ máy tính. Cuối cùng, nếu người thẩm vấn không phân biệt được câu trả lời nào là của người, câu trả lời nào là của máy tính thì lúc đó có thể nói máy tính đã có khả năng “suy nghĩ” giống như người.
Kết quả hình ảnh cho artificial intelligence like human the most
Sophia – robot giống với con người nhất hiện nay

Lịch sử phát triển:

Từ 1950 – 1965, Các nhà khoa học như John McArthy, Marvin Minsky, Allen Newell và Herbert Simon cùng với những sinh viên đã viết nên những lập trình giúp máy vi tính giải được những bài toán đố của đại số, chứng minh các định lý và nói được tiếng Anh.
Một số thành tựu ban đầu của giai đoạn này có thể kể đến như: Chương trình chơi cờ của Samuel; Chương trình lý luận Logic của Newell & Simon; Chương trình chứng minh các định lý hình học của Gelernter.
Bước sang thập nên 60, các nghiên cứu về AI chủ yếu tập trung vào biểu diễn tri thức và phương thức giao tiếp giữa người và máy tính bằng ngôn ngữ tự nhiên. Tuy nhiên, tất cả đều thất bại do tiến bộ tin học thời bấy giờ vẫn chưa đạt đến mức để có thể thực hiện.
Đến năm 1997, sau trận đấu lịch sử giữa kiện tướng cờ vua Garry Kasparov với máy tính DeepBlue của IBM, niềm hy vọng về trí tuệ nhân tạo mới được hồi sinh.
Năm 2015, sự phát triển của nền tảng điện toán đám mây với chi phí ở mức chấp nhận được, cùng những bộ dữ liệu phong phú, các công cụ phát triển phần mềm miễn phí hoặc giá rẻ đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà nghiên cứu. Nhờ đó, những nghiên cứu về công nghệ học hỏi cho máy tính, còn được gọi các mạng thần kinh, từ chỗ vô cùng tốn kém đã trở nên tương đối rẻ.
Tất cả đã giúp cho mảnh đất AI thu hút đông đảo các ông lớn như: Facebook; Google; Microsoft; …tham gia nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở ra kỷ nguyên mới cho trí tuệ nhân tạo.

3. Các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo

Hiện tại, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong đời sống theo hai hướng: Dùng máy tính để bắt chước quá trình xử lý của con người và thiết kế những máy tính thông minh độc lập với cách suy nghĩ của con người.
Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống thực tiễn có thể kể đến như: Nhận dạng chữ viết; Nhận dạng tiếng nói; Dịch tự động; Tìm kiếm thông tin; Khai phá dữ liệu và phát triển tri thức; Lái xe tự động; Robot.
Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo với sự quan tâm và phát triển của các ông lớn trong ngành công nghệ, dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi ứng dụng sang các lĩnh vực như: Y tế, Xây dựng, Ngân hàng, Công nghệ siêu vi, …

4. Tương lai của trí tuệ nhân tạo

Hình ảnh có liên quan
AI rồi sẽ ra sao?

Các nhà khoa học nói gì?

Stephen Hawking – Nhà vật lý học, vũ trụ học, Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học thuộc Đại học Cambridge: “Trí tuệ nhân tạo có thể là dấu chấm hết cho nhân loại khi nó phát triển đến mức hoàn thiện nhất”.
Daniel Dewey – Nhà nghiên cứu tương lai nhân loại tại Viện Tương lai nhân loại: “Việc lập trình trí tuệ nhân tạo để chúng không vượt qua các nguyên tắc mà con người nhận thức được không phải điều đơn giản”.
Mark Bishop – Giáo sư khoa nhận thức điện toán tại Đại học London: “Tôi đặc biệt quan tâm đến việc triển khai trí tuệ nhân tạo trong quân sự. Không ai có thể nói trước các sự cố có thể xảy ra và điều đó thật khủng khiếp.”
Bill Joy – Nhà khoa học máy tính, đồng sáng lập Sun Microsystems: “Con người sẽ bị lệ thuộc vào AI khi chúng trở nên hoàn thiện và thông minh hơn. Chúng ta sẽ cho phép mình nghe theo những quyết định của máy móc.”
Andrew Maynard – Nhà vật lý học, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu rủi ro khoa học tại Đại học Michigan: “Khi AI kết hợp với công nghệ nano thì đó sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại. Các robot sẽ sử dụng công nghệ nano để hấp thụ năng lượng bằng những chất hữu cơ từ cây cối và động vật, có thể là cả con người.”

Câu hỏi được đặt ra về tương lai cho AI?

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo đã được phát triển tới mức chúng có khả năng tự học. Thậm chí, một số robot đã có thể biểu lộ cảm xúc của con người như yêu, ghét. Và sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một này nào đó chúng có thể nói chuyện với nhau.
Đương nhiên, một lập luận rất có lý đã từng được đưa ra là AI dù tồn tại ở dạng nào đi nữa cũng cần có điện năng để duy trì sự tồn tại. Hay nói cách khác, chỉ cần ngắt điện con người sẽ có thể ngăn chặn sự phát triển của AI. Viễn cảnh khi đó là nhân loại sẽ chỉ dùng điện để chiếu sáng, nấu ăn, phục vụ các nhu cầu cơ bản của cuộc sống; còn những thứ thuộc về internet, những thiết bị thông minh sẽ không được phép hoạt động trở lại nữa.
Thật khó trả lời cụ thể về tương lai của trí tuệ nhân tạo. Có thể phải mất hàng trăm năm nữa AI mới đạt được sức mạnh giệt vong. Tuy nhiên, công cuộc phát triển cần được bắt đầu thận trọng ngay từ bây giờ.

Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp về giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE.VN! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài cùng chủ đề

Kinh nghiệm “bỏ túi” khi mua máy scan số hóa tài liệu

Máy scan là thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là đối với dân văn phòng. Tuy nhiên, để tìm kiếm được một chiếc máy scan tốt, chất lượng không phải ai cũng có kinh nghiệm. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn những kinh nghiệm “bỏ […]