7 kỹ năng quản lý nhân viên hiệu quả tại FSI
Doanh nghiệp muốn thành công cần sự pha trộn của nhiều yếu tố và chiến lược nhất định trong công việc. Quản lý nhân viên hiệu quả cũng là một trong những yếu tố góp phần quan trọng thúc đẩy sự thành công của bất kỳ công ty nào dù lớn hay nhỏ. Nếu bạn muốn xây dựng một đội ngũ nhân viên hiệu quả và thành công, các kỹ năng dưới đây mà FSI chia sẻ sẽ giúp bạn rất nhiều.
1. Tăng cường quản lý và gắn kết mối quan hệ nhân viên
Là chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý có khả năng, bạn cần nhận ra tầm quan trọng trong việc gắn kết mối quan hệ lành mạnh giữa các nhân sự trong công ty. Các chuyên gia đồng tình rằng, doanh nghiệp nếu có mối tương quan mạnh mẽ và độ gắn kết cao sẽ mang lại hiệu suất cao. Điều này nổi lên như một động lực đưa doanh nghiệp đạt được thành công trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Ngoài ra, tăng cường quản lý và gắn kết mối quan hệ nhân sự là yếu tố thúc đẩy hiệu quả duy trì và giữ chân nhân viên. Theo báo cáo năm 2014 từ Deloitte Human Capital Trends cho biết, 78% những nhà lãnh đạo đánh giá tỷ lệ giữ chân, tham gia là khẩn cấp và quan trọng.
2. Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả
Giao tiếp hiệu quả là nền tảng dẫn đến sự thành công của bất kỳ tổ chức nào. Đây là tiền đề quan trọng giúp nhà quản lý thực hiện các chức năng cơ bản như: quản lý-hoạch định chiến lược, tổ chức, và kiểm soát.
Đồng thời, khi quan hệ giao tiếp giữa bạn và các nhân sự đạt hiệu quả sẽ giúp nơi làm việc được thoải mái, nhẹ nhàng và hoạt động tốt hơn, ngược lại, sự phối hợp không ăn ý, giao tiếp không hiệu quả gây ra mối quan hệ kém lâu dài và không có niềm tin vào nhau, đẫn đến mục tiêu doanh nghiệp bị mơ hồ và khó thực hiện.
3. Tạo môi trường làm việc tích cực
Xây dựng môi trường làm việc tích cực là vấn đề mà doanh nghiệp nào cũng đề cập tới, với mong muốn trở thành ngôi nhà thứ hai, và tạo động lực để nhân sự làm việc chăm chỉ hơn. Khi nhân viên có tinh thần làm việc cao, được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía lãnh đạo, công việc sẽ thuận lợi, nhân sự sẽ làm việc siêng và nâng cao năng xuất cho doanh nghiệp.
Một nhà quản trị cần thông minh và biết cách xây dựng mối quan hệ giữa các nhân viên để mang đến sự tin tưởng, minh bạch.
4. Kế hoạch mục tiêu chi tiết, rõ ràng
Điều hành doanh nghiệp mà không có mục tiêu giống như bắn sung trong bóng tối vậy. Thậm chí, nếu đã có mục tiêu nhưng không rõ ràng sẽ rất khó khăn để cải thiện tinh thần đồng đội và tạo tin tưởng cho nhân viên. Do đó, đề ra mục tiêu chi tiết, rõ ràng là điều mà doanh nghiệp cần làm được để hướng bạn và doanh nghiệp theo một chủ định. Là nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp và mong muốn quản lý mục tiêu rõ ràng cần từ đặt ra những câu hỏi:
- Doanh nghiệp cần thực hiện nhiệm vụ gì?
- Chiến lược tại chỗ để hoàn thành mục tiêu đó?
- Mục tiêu chung của nhóm và mục tiêu riêng của từng người trong nhóm là gì?
Tuy nhiên những mục tiêu cần chi tiết, rõ ràng bởi trong quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều thử thách, khó khăn. Doanh nghiệp cần rõ ràng, chi tiết để có thể định lượng được.
5. Khen ngợi hiệu suất tốt
Để quản lý nhân viên hiệu quả, lãnh đạo cần nhìn nhận công việc khách quan để dễ dàng đánh giá cao những nỗ lực, khen thưởng hiệu suất nếu nhân sự thực hiện tốt. Được sự công nhận của cấp trên sẽ giúp họ cảm thấy công việc của mình có giá trị đối với doanh nghiệp. Không có gì thúc đẩy tinh thần bằng việc khen ngợi, và phần thưởng bằng nhiều cách như: thưởng tiền, một lời cảm ơn, thậm chí là một chữ ký cá nhân thể hiện sự đánh giá cao của bạn.
Việc xây dựng mối quan hệ này sẽ giúp doanh nghiệp gặt hái hiệu quả cao trong việc xây dựng động lực và tạo lòng trung thành ở nhân viên.
6. Tạo cơ hội cho nhân sự phát triển
Cung cấp cơ hội phát triển tốt cho nhân sự là yếu tố giữ chân hoàn hảo trong bất kỳ môi trường làm việc nào. Khi bạn muốn sở hữu những tài năng hàng đầu để phát triển doanh nghiệp mình tiến lên thì đừng quên hãy cung cấp cho họ không gian, kiến thức làm việc thích hợp để phát triển chuyên môn.
Là lãnh đạo thông minh, bạn cần xem xét từng thành viên trong nhóm và giúp họ phát triển được những kỹ năng, sự sáng tạo để họ sẵn sàng định hướng đối mặt với khó khăn của doanh nghiệp.
7. Kỹ năng dẫn dắt bằng ví dụ
Trên cương vị là nhà lãnh đạo, bạn cần nhận thức được trách nhiệm của mình đối với nhân sự của nhóm. Là nhà lãnh đạo doanh nghiệp, một phần công việc không thể thiếu của bạn là truyền cảm hứng cho nhân viên của mình để thúc đẩy họ, cũng như đưa công ty trở nên vĩ đại.
Tạm kết:
Quản lý nhân viên là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp. 7 lời khuyên được FSI đưa ra ở trên sẽ không làm bạn thất vọng khi quyết định thực hiện quản lý trong doanh nghiệp. Ngay bây giờ, hãy bắt tay vận dụng chúng một cách thực thụ để sớm đưa doanh nghiệp bạn đạt được mục tiêu và chiến lược như ý muốn!