CEO cần làm gì để quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Tài chính được xem như não bộ của doanh nghiệp, não bộ có được minh mẫn hay không đều dựa trên cách quản trị tài chính của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn những thông tin cơ bản về quản trị tài chính? Là CEO, bạn cần làm gì để quản trị tài chính cho doanh nghiệp của mình?

Quản trị tài chính là gì?

Quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính – công việc không thể thiếu trong doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp kinh doanh – sản xuất, mối lo lắng giữa quan hệ dòng tiền – hàng – tiền, tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến rất nhiều CEO đau đầu. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp lớn, mối quan hệ này tưởng chừng dễ dàng nhưng lại là bài toán nan giải. Thậm chí, nếu không được giải quyết, kiểm soát tốt sẽ biến doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản. Vậy quản lý tài chính là gì?

Ngoài khái niệm quản lý dòng hàng thì quản trị (quản lý) tài chính (dòng tiền) còn được hiểu như là: viêc kiểm soát nghiêp vụ tài chính trong quá trình kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp. Cũng có thể coi quản lý tài chính là việc giúp tối đa lợi nhuận của doanh nghiệp từ việc quản trị nguồn vốn hiệu quả.

Vai trò của quản trị tài chính trong doanh nghiệp

Quản trị tài chính là một trong những chức năng cơ bản nhưng chiếm vị trí quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt, quản trị tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều hoạt động, tổ chức khác như: quản trị tài sản, quản trị marketing và quản trị nhân lực.

Quản trị tài chính doanh nghiệp
Vai trò của quản trị tài chính trong doanh nghiệp

1. Hoạch định tài chính doanh nghiệp

Vai trò đầu tiên không thể bỏ qua trong quản trị tài chính là hoạch định nguồn lực tài chính sẵn có của mình dựa trên cơ sở áp dụng tối đa những đòn bẩy, để nâng cao hiệu quả vốn và nâng cao lợi nhuận so với vốn đầu tư ban đầu.

2. Lên kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, tiết kiệm

Việc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả phụ thuộc rất nhiều trong việc xây dựng và tổ chức sử dụng vốn. Tài chính doanh nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong việc đánh giá và quyết định lựa chọn đầu tư dự án dựa trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời, cũng như mức độ rủi ro của dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp hình thành và sử dụng tốt quỹ của doanh nghiệp, cùng việc áp dụng thưởng, phạt công bằng sẽ góp phần thúc đẩy cán bộ nhân viên gắn liền với doanh nghiệp, từ đó đẩy mạnh được năng suất lao động và nâng cao được hiệu quả doanh nghiệp.

3. Giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh

Dựa trên hình thức, dòng tiền ra vào hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các chỉ tiêu tài chính, nhà lãnh đạo cũng như quản lý doanh nghiệp có thể kiểm tra và đánh giá kết quả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời những vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh hoạt động phù hợp với diễn biến kinh doanh.

Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp

Có nhiều nguyên tắc để nhà lãnh đạo quản trị tài chính doanh nghiệp. Có thể dựa vào lĩnh vực kinh doanh, chính sách nhà nước, loại hình doanh nghiệp…Nhưng, hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn 4 nguyên tắc cơ bản dưới đây:

Rủi ro càng cao lợi nhuận càng cao (Trade Off)

Việc quyết định đầu tư hay tài trợ của doanh nghiệp, ngoài việc kỳ vọng vào lợi nhuận lại ẩn chứa không ít những rủi ro. Bởi vậy, việc chấp nhận và kiểm soát rủi ro để đảm bảo lợi nhuận thu lại một cách hiệu quả nhất là việc mà bất kì nhà lãnh đạo nào cũng cần xem xét kỹ càng nhất.

Giá trị thời gian tiền tệ      

Nếu doanh nghiệp quyết định đầu tư một khoản tiền lớn, bên cạnh chi phí cơ hội dĩ nhiên phải gánh, doanh nghiệp còn gặp tác động bởi sự tăng (giảm) dần theo thời gian do những yếu tố: lạm phát,…

Tác động bởi thuế

Thuế là trách nhiệm mà các doanh nghiệp đều phải hoàn thành. Tuy nhiên, mức thuế này được ví như đòn bẩy giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hoặc cũng có thể khiến bạn không đạt được mục tiêu.

Vốn vay và vốn sở hữu: Tận dụng đòn bẩy tài chính

Có nhiều rào cản chỉ cần sử dụng lưu lượng vốn có giới hạn của chủ sở hữu để phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tối ưu lợi nhuận, vốn vay hay đòn bẩy là yếu tố giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, song, nếu sử dụng không hiệu quả nó lại là gánh khó gỡ cho doanh nghiệp.

Các CEO luôn cần hiểu rằng, việc quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ không có một lời giải thích chung cho tất cả doanh nghiệp. Đồng nghĩa, nhà quản trị có nhiều phương pháp để quản lý tài chính doanh nghiệp. Nhưng, các doanh nghiệp cần được xem xét và tính toán kỹ lưỡng mới có thể phát huy hiệu quả như mong muốn.


Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp về giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE.VN! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Bài cùng chủ đề

Chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp – Kế hoạch 5 bước hoàn chỉnh

Chuyển đổi số doanh nghiệp đang trở thành xu hướng sống còn của hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới. Và không thể phủ nhận rằng, các doanh nghiệp áp dụng việc chuyển đổi số thành công đều có sự tăng trưởng vượt trội.  Chuyển đổi số doanh nghiệp đang diễn ra trên toàn […]

dịch vụ scan tài liệu hà nội

Dịch vụ scan tài liệu giá rẻ tại Hà Nội

Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dịch vụ scan tài liệu Hà Nội. Scan tài liệu là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hiện đại khi mỗi doanh nghiệp chúng ta có hàng loạt các thông tin về hồ sơ, tài liệu, công văn, chứng từ, hợp đồng…. Dịch vụ Scan […]