Doanh nghiệp cần làm gì để quản lý rủi ro?

Bạn có biết, ngay cả khi doanh nghiệp của bạn đã có bản xây dựng kế hoạch hoàn hảo thì việc xảy ra rắc rối trong quá trình thực hiện vẫn có thể diễn ra. Dưới đây là cách để doanh nghiệp quản lý rủi ro dựa vào các công cụ quản lý.
Rủi ro là bất kì điều kiện không chắc chắn nào có gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công việc. Thế nhưng, không phải tất cả những rủi ro đều mang ý nghĩa tiêu cực, đó cũng có thể là cơ hội nhưng chưa được chuẩn bị trước nên vẫn coi là rủi ro.
Quản lý rủi ro là quá trình nghiên cứu đánh giá và khắc phục tối đa hậu quả trước những rủi ro đó. Một kế hoạch giảm thiểu rủi ro được xây dựng và thiết kế để loại bỏ những tác động sự kiện rủi ro khi xảy ra có ảnh hưởng tiêu cực đến dự án công việc.
Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là quá trình nghiên cứu, đánh giá và khắc phục tối đa hậu quả

Thế nào là quản lý rủi ro?

Hiện nay, hầu hết những doanh nghiệp ở Việt Nam đều chưa có được cái nhìn đúng đắn về quản trị rủi ro, điều này dẫn đến sự chuẩn bị không chuẩn bị kỹ cho việc đề phòng chúng. Rủi ro có thể được hình thành từ bất kì nguyên nhân nào trong doanh nghiệp, bởi vậy “văn hóa rủi ro” luôn cần sự thống nhất trong toàn công ty.
Một nghiên cứu của năm 2012 từ CGMA với những doanh nghiệp ở Châu Âu cho hay, mức độ mong muốn rủi ro: là mức độ rủi ro mà doanh nghiệp sẵn sàng có thể chấp nhận, thiết lập. Điều này được hiểu “thiết lập quản lý rủi ro không xác định”, mức độ mong muốn rủi ro của doanh nghiệp” được ví như xây cầu nhưng không biết nên bắc qua con sông nào.
Sau khi xác định được rủi ro, điều doanh nghiệp cần làm là thiết lập chiến lược quản lý rủi ro và xây dựng khuôn khổ cho chúng. Qúa trình thiết lập khuôn khổ, cũng như quá trình giám sát cần có sự theo dõi và kiểm tra của cấp cao và ban giám đốc.

Doanh nghiệp quản lý rủi ro nhờ công cụ quản lý

1. Xác định rủi ro

Một doanh nghiệp có thể kiểm tra rủi ro dựa trên những sự kiện, kinh nghiệm trong quá khứ. Điều này cũng có thể hữu ích cho người quản lý dự án trong việc xác định rủi ro.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể quản lý rủi ro dựa trên các danh mục. Bạn có thể sử dụng bằng một khung với cấu trúc phân chia công việc (WBS) để phát triển cấu trúc phân chia rủi ro (RBS). Một cấu trúc phân chia tổ chức rủi ro được xác định bằng cách sử dụng bảng mô hình chi tiết tăng dần bên phải.
Kỹ thuật Giá cả Lịch trình
Khách hàng Hơp đồng Tài chính
Chính trị Thuộc về môi trường Con người

2. Đánh giá mức độ rủi ro

Khi đã xác định được mức độ rủi ro tiềm ẩn, việc doanh nghiệp cần làm là đánh giá từng rủi ro dựa trên xác suất xảy ra sự việc và tổn thất có liên quan. Thực tế, không phải tất cả những rủi ro đều liên quan tới nhau. Một số sự kiện rủi ro có nhiều khả năng xảy ra hơn những sự kiện khác, và chi phí rủi ro cũng sẽ khác nhau.

Quản lý rủi ro
Rủi ro khác nhau chi phí quản lý rủi ro cũng khác nhau

Một trong những phương pháp ưa chuộng và phổ biến nhất để định lượng rủi ro là thu nhập các dữ liệu vận hành và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Dữ liệu vận hành bao gồm thông tin về: doanh thu, chi phí, kho hàng, công nợ, lợi nhuận…Những dữ liệu này được lưu trữ trong các phần mềm erp và phần mềm erp còn cung cấp nhiều báo cáo quan trọng trong quá khứ cũng như dự đoán được sự tăng trưởng hay tụt hậu trong tương lai.

3. Giảm thiểu rủi ro

Khi đã tiến hành xác định và đánh giá rủi ro, nhóm dự án quản trị rủi ro cần xây dựng kế hoạch giảm thiểu rủi ro nhằm hạn chế tác động bất ngờ có thể xảy ra trong tương lai. Có 3 phương pháp để làm giảm thiểu rủi ro như:

  • Tránh rủi ro: Có lẽ điều tốt nhất bạn có thể làm là tránh rủi ro. Nếu bạn có thể ngăn chặn chúng thì sẽ hạn chế việc gây ra những hậu quả không mong muốn.
  • Giảm thiểu rủi ro: Nếu bạn tránh được những rủi ro đồng nghĩa với việc bạn giảm thiểu được những rủi ro có thể ập tới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc dự án của bạn diễn ra sẽ ít gặp phải thiệt hại.
  • Chuyển đổi rủi ro: Một cách hiệu quả khác để đối phó với rủi ro đó là trả tiền cho người khác chấp nhận nó, cách phổ biến và tiêu biểu nhất là mua bảo hiểm.

Tất cả những điều trên là việc nỗ lực và cố gắng của công ty và cần được dẫn dắt bởi giám đốc, cấp trên. Chúng tôi khuyên rằng, bạn nên tận dụng sức mạnh của các phần mềm quản trị doanh nghiệp để có thể tránh tối đa những rủi ro đó.


Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp về giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE.VN! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Bài cùng chủ đề

Chiến lược chuyển đổi số doanh nghiệp – Kế hoạch 5 bước hoàn chỉnh

Chuyển đổi số doanh nghiệp đang trở thành xu hướng sống còn của hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới. Và không thể phủ nhận rằng, các doanh nghiệp áp dụng việc chuyển đổi số thành công đều có sự tăng trưởng vượt trội.  Chuyển đổi số doanh nghiệp đang diễn ra trên toàn […]

dịch vụ scan tài liệu hà nội

Dịch vụ scan tài liệu giá rẻ tại Hà Nội

Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dịch vụ scan tài liệu Hà Nội. Scan tài liệu là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hiện đại khi mỗi doanh nghiệp chúng ta có hàng loạt các thông tin về hồ sơ, tài liệu, công văn, chứng từ, hợp đồng…. Dịch vụ Scan […]